Điểm du lịch Bạc Liêu,  Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu

Tận Mắt Chiêm Ngưỡng Nhà Hát Cao Văn Lầu Bạc Liêu

Bạc Liêu là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Môn nghệ thuật gắn với tên tuổi của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Ông cũng chính là tác giả của bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng. Để tri ân người nhạc sĩ tài hoa, đồng thời góp phần bảo vệ di sản đờn ca tài tử, tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều công trình lưu niệm nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ. Đặc biệt phải kể đến công trình nhà hát mang tên cố nhạc sĩ tài hoa Cao Văn Lầu, một công trình kiến trúc vô cùng độc đáo, mang đậm nét văn hóa Nam Bộ cũng như lưu giữ nghệ thuật đờn ca và là điểm đến rất hấp dẫn của du khách khi đến Bạc Liêu.

Nội dung bài viết

Vài nét về nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu với hình tượng chiếc nón lá

Bạc Liêu được biết đến là mãnh đất rất hiếu khách, là nơi hội tụ của 3 nền văn hóa vô cùng đặc sắc là Kinh-Hoa-Khơ me. Nhà hát Cao Văn Lầu tỉnh Bạc Liêu được hoàn thành năm 2014. Đây được xem là nơi giới thiệu, giao lưu văn hóa nghệ thuật của Bạc Liêu. Nhà hát Cao Văn Lầu được hình thành trên cơ sở sáp nhập của hai đoàn nghệ thuật là đoàn cải lương Cao Văn Lầu và đoàn nghệ thuật tổng hợp Khmer. Và từ đó trở thành một công trình kiến trúc văn hóa đặc sắc. Một trong những biểu tượng văn hoá tiêu biểu của miền Tây Nam Bộ.

Nhà hát Cao Văn Lầu ở đâu

Tọa lạc tại Quảng trường Hùng Vương thuộc địa bàn phường 1, TP. Bạc Liêu. Đây được xem là một quảng trường đẹp và nằm trên con đường sầm uất bậc nhất Bạc Liêu.

Nhà hát nằm ở vị trí trung tâm quảng trường Hùng Vương

Đây là địa điểm văn hóa, du lịch khá nổi tiếng tại Bạc Liêu, việc tìm đến nhà hát Cao Văn Lầu là rất dễ dàng. Nếu bạn đang ở thành phố Bạc Liêu thì hoàn toàn có thể tự đi đến bằng cách tra cứu địa điểm tại google map hoặc hỏi thăm người dân địa phương đường đến Quảng Trường Hùng Vương hoặc Nhà hát Cao Văn Lầu.

Kiến trúc nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình 3 chiếc nón lá đan xen nhau, có 3 tầng với các độ cao giảm dần gắn liền với đời sống sinh hoạt và lao động của người phụ nữ Nam Bộ. Hình tượng 3 chiếc nón cũng đại diện cho 3 dân tộc chung sống tại Bạc Liêu. Chiếc nón lá là biểu tượng của văn hóa phương Nam. Ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ cảnh có diện tích 1.800 m2, giữa hồ là lối đi cho khách tham quan uốn cong theo suốt chiều dài hồ. Phần diện tích hồ phía ngoài lối đi dùng để trồng sen, súng. Phần hồ nước bên trong in hình ảnh của mái 3 nón lá lung linh trên sóng nước.

Toàn cảnh 3 khối nhà hát Cao Văn Lầu

Công trình với hình tượng 3 chiếc nón lá, trong đó chiếc lớn nhất có đường kính lên đến 45 mét và cao nhất là 24 mét:

Nhà A: là nơi diễn ra các sự kiện, chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống như: ca cải lương, hát dù kê, ca múa nhạc đương đại,… với sức chứa hơn 850 chỗ.
Nhà B: khu vực dành cho trung tâm hội thảo, hội nghị tầm cỡ khu vực.
Nhà C: dành riêng để tổ chức các buổi triển lãm. Trưng bày văn hóa nghệ thuật thu hút khách du lịch đến tham quan.

Từ khi được xây dựng và đi vào hoạt động nhà hát Cao Văn Lầu đã tạo được sức hút lớn đối với người dân cũng như khách du lịch khi đến với khu vực Quảng trường Hùng Vương, nơi cũng có biểu tượng cây đàn kìm nổi tiếng. Đời sống tinh thần người dân được nâng cao, đặc biệt là về đêm khi nhà hát được rọi chiếu bằng những ánh đèn lung linh từ 4 góc rực sáng cả một vùng

Giá vé tham quan Nhà hát Cao Văn Lầu Bạc Liêu

Giá vé tham quan nhà hát Cao Văn Lầu thành phố Bạc Liêu: Bạn có thể tham quan và chụp ảnh trong khuôn viên nhà hát vào bất kì thời gian nào trong ngày mà không cần phải tốn phí. Tuy nhiên để vào xem các chương trình biểu diễn nghệ thuật thì bạn cần tốn phí. Chi phí này tùy theo từng thời điểm sẽ khác nhau.

Điểm tham quan lý tưởng của khách du lịch

Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc tại Nhà hát Cao Văn Lầu

Nhà hát Cao Văn Lầu có tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật bao gồm các bộ môn. Cải lương, dù kê, ca múa nhạc tổng hợp truyền thống và đương đại. Đào tạo, sưu tầm, bảo tồn, truyền nghề và phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống dân tộc. Thông qua các hình thức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp.

Nhiều chương trình nghệ thuật được biễu diễn trong nhà hát Cao Văn Lầu

Những vở cải lương nổi tiếng như : Bên Cầu Dệt Lụa , Đường Gươm Nguyên Bá, Đời Cô Lựu, Lan Và Điệp, Tô Ánh Nguyệt. Thái Hậu Dương Vân Nga, Tiếng Trống Mê Linh sẽ biểu diễn hàng tuần vào tối thứ 7.

Nghệ thuật cải lương Nam Bộ

Bên cạnh đó, Nhà hát Cao Văn Lầu còn tiếp tục xây dựng một số chương trình Nghệ thuật tổng hợp Kinh – Khơ me – Hoa. Các chập cải lương Công tử Bạc Liêu, Đồng Nọc Nạng, Dạ cổ hoài lang. Các trích đoạn cải lương kinh điển với thời lượng từ 20 đến 60 phút theo yêu cầu phục vụ du khách.