Du lịch tâm linh,  Điểm du lịch Bạc Liêu

Chùa Giác Hoa Bạc Liêu Tuyệt Tác Kiến Trúc Độc Đáo.

Bạc Liêu có nhiều thắng cảnh, di tích nổi tiếng gắn với thời kỳ khai khẩn hoang vỡ đất mởi cỏi, trong đó có ngôi chùa Giác Hoa mà dân gian hay gọi chùa Cô Hai Ngó. Đây được xem là một di tích kiến trúc tâm linh độc đáo còn lưu giữ được dáng vẻ đặc trưng của kiến trúc Đông – Tây được kết hợp hài hòa. Chùa Giác Hoa còn là một trong những điểm nhấn du lịch văn hóa tâm linh thu hút đông đảo du khách nhất đến với Bạc Liêu hiện nay.

Nội dung bài viết

Chùa Giác Hoa địa chỉ ở đâu

Chùa tọa lạc tại ấp Xóm Lớn, Xã Châu Thới, Huyện Vĩnh Lợi, Tỉnh Bạc Liêu
Nếu đi từ hướng Sóc Trăng về Bạc Liêu, sau khi qua khỏi trạm thu phí Bạc Liêu và trung tâm hành chính Huyện Vĩnh Lợi. Phía bên tay phải có con đường nhỏ để đi vào bên trong chùa.

Cổng đi vào bên trong Chùa Giác Hoa

Thoạt nhìn bên ngoài chùa bạn sẽ thấy ngôi chùa tọa lạc trên một địa thế ba mặt giáp sông nước. Để qua chùa Giác Hoa bạn phải qua một chiếc cầu nhỏ dẫn vào cổng chính ngôi chùa. Đóng góp của địa thế vào nét thẩm mỹ chùa Giác Hoa là những dòng kênh uốn khúc được phủ bởi những cụm lục bình, thấp thoáng những cây cầu khép ba mặt Giác Hoa trong môi trường mát mẻ, tường gạch công phu bao bọc.

Lịch sử hình thành chùa Giác Hoa

Chùa Giác Hoa Bạc Liêu còn có tên gọi khác là chùa Cô Hai Ngó, tục danh vị trụ trì khai sơn tạo tự nên ngôi chùa Giác Hoa ngày nay.

Chân dung Cô Hai Ngó – người xây dựng và thành lập chùa Giác Hoa

Cô Hai Ngó tên thật là Huỳnh Thị Ngó, sinh ra trong một gia đình điền chủ giàu có bậc nhất ở Bạc Liêu vào cuối thế kỷ XIX. Tuy sống trong giàu sang, nhung lụa nhưng gia đình cô sớm gặp chuyện chẳng lành. Người chồng và con duy nhất của cô lần lượt qua đời. Thời gian này cô gặp khủng hoảng tinh thần nặng nề, lúc này cô thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người dân nghèo, gửi thân vào cửa Phật mong quên đi quá khứ đau buồn của mình.

Vào tháng 3 năm 1919, cô Hai Ngó hiến tiền và đất để xây dựng ngôi chùa theo lối ” nội công, ngoại quốc” là kết hợp kiến trúc nghệ thuật giữa phương đông và phương tây.

Tháng 10/1920 chùa hoàn thành sau 18 tháng thi công. Chùa Giác Hoa là một trong những công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu nhất ở Bạc Liêu lúc bấy giờ. Sau khi xây dựng chùa xong, cô Hai Ngó luôn tham gia và thực hiện các công việc lợi ích xã hội như dạy học, giúp đỡ người nghèo…

Ngôi chùa đi vào hoạt động không lâu, cô Hai Ngó giao ngôi chùa lại cho sư cô Diệu Ngọc đứng tên và trụ trì, còn cô Hai Ngó tiếp tục làm từ thiện đến tháng 4/1951 thì viên tịch. Sau đó ngôi chùa trãi qua nhiều đời trụ trì cho đến ngày nay.

Qua bao biến cố, ngôi chùa không những là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần, văn hóa tâm linh của người dân địa phương. Ngôi chùa này còn từng che chở đỡ nâng đồng bào, đồng hành trong công cuộc đấu tranh giành độc lập trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Kiến trúc chùa Giác Hoa

Chùa là tổng thể các công trình kiến trúc lớn nhỏ, được bố trí chặt chẽ, cân đối theo lối “nội công, ngoại quốc”, kết hợp hài hoà kiến trúc Đông – Tây.

Kiến trúc Đông – Tây độc đáo chùa Giác Hoa

Chính điện cơ bản giống một công thự thời thuộc địa, ngự trên nền rất cao, kiên cố, màu vàng trầm mặc, mái ngói, nền gạch thẫm màu, cột gỗ, các ban thờ làm bằng gỗ tốt. Các vật trang trí bên trong cũng đều được khắc bằng gỗ tốt. Với kết cấu 20 cột gỗ tròn được chạm khắc rồng, phượng và nhiều họa tiết rất tinh xảo chia làm 5 hàng ngang, chống đỡ mái ngói.

Hệ thống cột kèo bên trong chánh điện bằng gỗ quý tinh xảo

Mái ngói cong cong cùng những hoa văn Á Đông ở phía trước, nối kết các công trình với nhau, trong từng công trình là các hành lan rộng trải dài thoáng mát. Khuôn viên chùa được gọi là Thiên Tịnh đúng với những gì nó mang lại, thoáng mát với không gian xanh mát, thác nước và không khí trong lành

Trong khuôn viên ngôi chùa còn có những công trình kiến trúc độc đáo như tượng bán thân Phật Quan Âm trên núi, thầy trò Đường Tam Tạng đi thỉnh kinh, thác nước, tượng 12 con giáp, … tạo thêm nét đặc sắc cho ngôi chùa

Khám phá cảnh quan chùa Giác Hoa

Đức Phật Dược Sư là công trình nổi bậc của chùa Giác Hoa. Công trình tượng Phật cao 32 met

Đức Phật Dược Sư Cao 32m

Tượng Phật Quan Âm được tạo hình phía trên núi

Tượng Quan Âm trên núi tại chùa Giác Hoa

Với những vườn cây xanh tươi, không khí trong lành, khi đến chùa ngoài cúng viếng Phật, khách thập phương còn có thể tìm được cảm giác tĩnh lặng, thư thái sau những ngày xô bồ, mưu sinh với công việc đời thường.

Cảnh vườn cây, hồ nước êm đềm trong khuôn viên chùa

Các hoạt động thường niên tại Chùa Giác Hoa

Để đón các Phật tử và du khách từ khắp mọi miền đất nước đến chiêm bái, cầu an và du xuân đầu năm mới, nhà chùa đã trang trí các hạng mục đẹp mắt, hấp dẫn. Vì vậy đã thu hút rất đông người đến với chùa.

Hoạt động trang trí đón xuân tại chùa

Ngoài ra chùa Giác Hoa còn có các hoạt động lễ thả đèn hoa đăng cầu an cho phật tử

Lễ hội hoa đăng trên sông tại chùa Giác Hoa

Bên cạnh đó chùa Giác Hoa còn tổ chức nhiều hoạt động từ thiện, nhất là vào những ngày rằm hay dịp lễ Vu lan. Đó là phát gạo cho người nghèo, người già neo đơn, người khuyết tật…

Hoạt động từ thiện tổ chức tại chùa Giác Hoa

Ngôi chùa còn là nơi truyền dạy Phật học, mở lớp “an cư kiết hạ” đầu tiên cho hàng trăm tăng ni đến học miễn phí. Hiện nay, ngôi chùa còn có Trường trung cấp Phật học của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu quản lý, cái nôi của giáo dục ni giới Nam Bộ.

Chùa Giác Hoa ngày nay đẹp uy nghi, lộng lẫy, trở thành điểm du lịch tâm linh Bạc Liêu nổi tiếng đón tiếp hàng trăm ngàn khách thập phương mỗi năm

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *